Hiện tượng đi tiểu ra máu là bệnh gì?

Tiểu ra máu (đái ra máu) là hiện tượng trong nước tiểu có lẫn máu. Trên thực tế, khi bị đi tiểu ra máu bạn có thể thấy máu đỏ tươi lẫn trong nước tiểu nhưng máu cũng có thể bị hòa tan làm cho nước tiểu có màu hồng. Một số trường hợp, nam giới bị đi tiểu ra máu không nguy hiểm và có thể tự khỏi nhưng đa số nam giới bị đi tiểu ra máu là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm và cần phải được điều trị kịp thời. Để hiểu hơn về các nhóm bệnh lý gây ra hiện tượng này hãy lắng nghe những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà trong bài viết dưới đây nhé!

 

 

Đi tiểu ra máu có những dạng nào?

Tiểu ra máu có thể chia làm 2 loại chính:

Tiểu ra máu đại thể: là khi lượng hồng cầu trong nước tiểu nhiều nên có thể nhìn bằng mắt thường thấy nước tiểu màu đỏ hoặc vàng sậm, thậm chí có thể nhìn thấy các cục máu đông, dây máu ra theo nước tiểu.

Tiểu ra máu vi thể: là khi lượng hồng cầu trong nước tiểu ít, nên khó phát hiện hơn, thường chỉ xác định được khi quan sát dưới kính hiển vi.

Tiểu ra máu thường kèm với các triệu chứng khác như tiểu ra mủ, sỏi nhỏ…

Đi tiểu ra máu có nguy hiểm không?

Không phải trường hợp nào bị đi tiểu ra máu cũng nguy hiểm tuy nhiên bệnh đi tiểu ra máu hoàn toàn có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số nhóm bệnh lý liên quan đến đi tiểu ra máu:

Nhóm bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu

- Khi các vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan đường tiết niệu sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm.

- Sau khi bị viêm nhiễm, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng đi tiểu buốt, tiểu rắt và tiểu ra máu…

- Đa số các trường hợp nam giới bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu là do lây nhiễm qua đường tình dục.

Bệnh lý tuyến thận

- Các bệnh lý tuyến thận như viêm thận và bể thận đều có biểu hiện đi tiểu ra máu.

- Do vi khuẩn từ niệu đạo di chuyển ngược dòng gây ra viêm nhiễm hoặc bị nhiễm khuẩn qua đường máu. Khi bị mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến thận, bệnh nhân thường có các triệu chứng giống như viêm nhiễm bàng quang như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, đau vùng eo và sốt.

 

 

Nhóm bệnh lý tuyến tiền liệt

- Nhóm bệnh lý về tuyến tiền liệt bao gồm: phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt.

- Các bệnh lý này đểu có thể gây ra hiện tượng đi tiểu ra máu.

- Do cấu tạo của tuyến tiền liệt là nằm bên dưới bàng quang và bao quanh phía sau của ống niệu đạo nên khi bị mắc các bệnh lý này thì biểu hiện đầu tiên sẽ là việc bài tiết nước tiểu không bình thường. Người bệnh sẽ bị tiểu buốt, tiểu nhiều, tiểu ra máu.

Sỏi đường tiết niệu

Sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi thận cũng là một trong những bệnh lý gây ra hiện tượng tiểu ra máu. Khi kích thước của những viên sỏi này còn nhỏ, chúng sẽ không gây đau đớn cũng như bất cứ một triệu chứng gì, chỉ đến khi các viên sỏi này có kích thước lớn chúng sẽ di chuyển và làm tắc đường dẫn tạo ra những cơn đau và triệu chứng đi tiểu ra máu.

Các bệnh liên quan đến máu

Các bệnh liên quan đến máu như bệnh bạch cầu cấp và mãn tính, bệnh máu khó đông… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu ra máu.

Bệnh lậu

- Hiện tượng tiểu ra máu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh lậu, một căn bệnh xã hội nguy hiểm.

- Khi đó, người bệnh sẽ có các triệu chứng tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, niệu đạo tiết ra dịch mủ vào mỗi buổi sáng sớm….

 

Lời khuyên: Hiện tượng đi tiểu ra máu có thể là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải các bệnh lý như sỏi đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, các bệnh lý tuyến tiền liệt… Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn khi thấy có hiện tượng đi tiểu ra máu hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, làm các xét nghiệm cần thiết, chuẩn đoán tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị điểu trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

 

Tư vấn online miễn phí là cách nhanh nhất mà bạn có thể hiểu rõ về tình hình bệnh mà không cần đọc nhiều tài liệu. Hãy nhấp vào bảng chát bên dưới để được các bác sĩ phòng khám nam khoa Thái Hà tư vấn và giải đáp miễn phí. Hay gọi điện thoại đến số 0365.116.117 hoặc trực tiếp đến địa chỉ số 11 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội để thăm khám.