• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái HàCơ sở y tế0365116117

Giang mai ở nữ, dấu hiệu, cách chữa

  • Currently 8.80/10
Giang mai ở nữ, dấu hiệu, cách chữa
Điểm trung bình: 8.8 / 10 ( 81 lượt đánh giá )
Cập nhật: 2022-11-28 10:52:37

Giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm và đã được phát hiện từ lâu. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai, kể cả nam và nữ. Tuy nhiên nữ giới dễ bị lây bệnh giang mai hơn ở nam giới vì cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ ở dạng mở. Bệnh giang mai ở phụ nữ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng cho các cơ quan trong cơ thể như viêm loét cơ quan sinh dục, đau nhức cơ xương, nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng tới nội tạng, gây tử vong cho thai nhi,...

 

Có thể bạn quan tâm:

 

giang mai o phu nu

Giang mai ở nữ giới là gì?

Bệnh giang mai do vi khuẩn Treponema pallidum (hay còn gọi là xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Loại xoắn khuẩn này có thể tồn tại và phát triển trong cơ thể người suốt đời và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các dây thần kinh, mô cơ thể và não bộ của bạn, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Chị em có thể mắc bệnh giang mai trong các trường hợp sau: quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh; do tiếp xúc với các vết thương hở của người bệnh; lây truyền qua đường máu khi nhận máu từ người nhiễm bệnh hay khi sử dụng chung kim tiêm.

giang mai o nu la gi

Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới

Sau khi nhiễm xoắn khuẩn giang mai từ  3 – 90 ngày, trên cơ thể của người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Giang mai phát triển qua 3 giai đoạn chính, từng giai đoạn của bệnh lại có những biểu hiện cũng như dấu hiệu nhận biết rất khác nhau, cụ thể như sau:

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giai đoạn 1

Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ trong giai đoạn 1 được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các vết loét tại những chỗ có tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường là ở bộ phận sinh dục như: âm đạo, môi lớn, môi bé, cổ tử cung. Ngoài ra, chị em cũng có thể phát hiện những vết loét này tại vùng xung quanh hậu môn và ở khoang miệng.

Khoa học gọi những tổn thương này là “săng” giang mai. Săng giang mai thực chất là một dạng viêm loét, nông, bờ nhẵn, có hình bầu dục hoặc hình tròn, không đau, không ngứa và không có mủ. Ngoài ra, người bệnh có thể bị nổi hạch ở 2 bên vùng bẹn.

giang mai giai doan 1

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giai đoạn 2

Những triệu chứng của bệnh này thường bắt đầu sau giai đoạn 1 từ 4 – 10 tuần. Người bệnh có thể phát hiện những triệu chứng của bệnh giang mai trong giai đoạn 2 thông qua những nốt phát ban có màu đỏ hồng đối xứng nhau xuất hiện trên khắp cơ thể, khi ấn vào thì những nốt phát ban này sẽ biến mất.

Ngoài ra, trong giai đoạn này người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng khác như: sốt, đau đầu, đau họng, nổi hạch, rụng tóc, chán ăn, sụt cân, cơ thể mệt mỏi…

giang mai giai doan 2

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giai đoạn 3

Người bệnh trong giai đoạn này sẽ gặp nhiều khó khăn khi cử động cơ bắp, mất trí nhớ, mù, liệt tứ chi. Ở giai đoạn này, xoắn khuẩn giang mai sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho các cơ quan thần kinh, tim mạch và xương khớp của người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

giang mai giai doan cuoi

Cách chữa bệnh giang mai ở nữ giới

Bệnh giang mai rất khó điều trị nên việc phát hiện sớm và chữa trị kịp thời là rất cần thiết. Do đó, khi phát hiện hoặc nghi ngờ mình có những triệu chứng của bệnh giang mai thì chị em cần phải đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh mà bạn đang mắc phải. Nếu kết quả chuẩn đoán bạn bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai thì bạn cần phải bình tĩnh và tuân thủ theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thông thường, bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự phát triển của xoắn khuẩn gây bệnh. Liều lượng uống hoặc tiêm thuốc còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Do vậy người bệnh không được tự ý mua thuốc hay sử dụng đơn thuốc của người khác để tự chữa trị cho mình.

kham giang mai cho nu

 

Hiện nay, phòng khám Thái Hà đã và đang áp dụng phương pháp điều trị cân bằng hệ miễn dịch để chữa trị bệnh giang mai. Phương pháp này được thực hiện qua 4 bước chính đó là:

  • Xét nghiệm tìm xoắn khuẩn giang mai.
  • Khống chế sự phát triền của vi khuẩn gây bệnh.
  • Tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Nếu chị em đang có những dấu hiệu của bệnh giang mai thì hãy đến phòng khám chúng tôi để được các chuyên gia đầu ngành trực tiếp thăm khám và chữa trị, tránh để bệnh kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà về “Giang mai ở nữ, dấu hiệu và cách chữa”. Nếu chị em  còn có những thắc mắc liên quan đến vấn đề này xin vui lòng gọi đến số 0365.116.117 – 0365 116 117 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

 

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám